Hồi thứ nhất:
Công Viên :
Người đàn ông trung niên ngồi trong bóng tối, lặng lẽ, bất động như “linh hồn tượng đá”, thỉnh thoảng lại thấy ánh lửa, trên điếu thuốc di động, lúc sáng lúc mờ, có lẽ đó là dấu hiệu duy nhất, báo hiệu cho mấy đứa trẻ trong công viên sự hiện diện hàng giờ của ông.
Hình như cuối tuần nào cũng vậy, vào khoãng giờ tan sở, người đàn ông luôn cầm trên tay một bao thuốc, hút từng điếu này sang điếu khác, ngồi đúng vào hàng ghế đá rêu phủ bạc màu, cạnh hàng cây thông, đối diện khung cửa sổ, ngay công viên sau nhà Trang.
Vì thường đọc sách và đàn Piano ở phòng sau, nhìn ra công viên lá rơi, khung cảnh thật thơ mộng, Trang hầu như nhớ từng chi tiết, và sinh hoạt của mọi người ngay công viên sau nhà . Ban đầu cô không chú ý đến sự có mặt của người khách lạ, nhưng cứ mỗi cuối tuần ông ta lại cũng đúng giờ, đúng khắc có mặt đúng nơi đúng chổ hàng giờ, đã gây cho cô một sự tò mò hiếu kỳ không nhỏ.
Bởi lẽ ông ta ngồi đó một thời gian khá lâu, cho đến lúc Nàng mới chú ý rằng sự có mặt của ông ta, dường như là một chiếc đồng hồ sống cho Trang. Ông ta thường ngồi im lặng, tay cầm 1 ly café, và cứ thế hút từng điếu thuốc này sang điếu khác, cho tới khoãng 8 giờ tối, người đàn ông kỳ lạ dụi tàn điếu thuốc, và khoan thai bước ra chiếc xe Cadillac cũ kỹ, lặng lẽ rồ máy vụt đi trên con đường cát bụi dọc ra khỏi công viên.
Gia đình Trang thuộc loại khá giả, ba mẹ nàng di tản năm 1975 đến định cư tại Mỹ, ngay tiểu bang sa mạc nóng cháy, khỉ ho cò gáy này đã gần 43 năm . Ba Mẹ cô đã làm lụng, cực nhọc, không chừa bất cứ nghề gì để lấy lại được tấm bằng Bác Sĩ để được hành nghề trên đất nước tự do này.
Vì là con một, vả lại học hành chăm chỉ và không phải gặp trở ngại về tài chính, con đường học vấn của cô êm ả thuận gió xuôi thuyền, cô tốt nghiệp luật sư và hành nghề tại một công tỷ Mỹ khá nổi tiếng ngay sau khi ra trường. Ông trời hình như muốn tạo cân bằng cho cuộc sống bằng phẳng hồ thu lặng sóng, không chướng ngại của Trang, đã ban cho nàng trãi qua vài mối tình lận đận dang dỡ không tới đâu, để đến giờ Trang vẫn độc thân, và cuối cùng quyết định dọn về sống với Ba Mẹ nàng. Mẹ nàng lúc nào cũng thở dài, lúc nào cũng nghĩ rằng con gái bà sinh vào năm 1975, tuổi Dần cao số, nên đường tình duyên lúc nào cũng lận đận.
Khu phố Trang ở, chung quanh toàn là người da trắng, hàng xóm thỉnh thoảng gặp nhau chào hỏi dăm ba câu khách sáo, dường như mục đích chỉ cho biết nhau họ là hàng xóm. Đối diện nhà ba mẹ nàng, là nhà bà Jane khoãng 75 tuổi, nghe đâu thừa hưởng 1 gia tài kếch xù của ông chồng tận bên Anh Quốc, vì để tránh tai tiếng dị nghị của bên chồng, nên bà Jane đã di cư dọn hẳn và sống ở bên Mỹ.
Bà Jane tính tình vui vẻ, vào những dịp lễ tạ ơn, giáng sinh, tận tình mời Trang cùng ba mẹ nàng qua nhà bà chung vui, có lẽ để vun đầy nỗi che lấp nỗi cô đon hiu quạnh, của một người đàn bá goá, lắm của nhiều tiền.
Một buổi chiều cuối tuần, Trang bổng nghe tiếng ồn ào của bà Jane cùng với tiếng xe lui ra chạy vào. Hiếu kỳ, Cô vén màn nhìn sang nhà đối diện, một người đàn ông châu Á đang khiêng vài chồng sách vở, vài cặp sắc tay, cùng vài chiếc bàn ghế khổ nhỏ đi vào cổng bên nhà bà Jane. Người đàn ông khổ người cao ráo, đang nói chuyện xoay lưng về phía nhà nàng cùng bà Jane, thỉnh thoảng lại cám ơn, và chăm chú lắng nghe bà Jane.
Sau dó bà Jane bổng chỉ chỏ tay về phía nhà Trang, người đàn ông quay lại và nhìn về nhà nàng, Trang giựt mình, thì ra đó là người khách lạ trung niên thường ngồi hàng giờ trong công viên sau nhà.
Vài ngày sau, gia đình Trang biết rằng, Người khách lạ đó là bạn của cháu bà Jane, một người Việt Nam đến xin mướn phòng, thông qua sự giới thiệu của người cháu ruột bà Jane.
Và kể từ ngày đó, không những Trang nhìn thấy người khách lạ Việt Nam hàng giờ ngay công viên sau nhà, mà còn thỉnh thoảng nghe tiếng Guitar nhè nhẹ âm hưởng quê hương mà đã lâu lắm nàng không còn biết đến từ căn nhà đối diện của bà Jane.
Ngày tháng trôi qua, Năm nay là năm thứ 43 ăn cái tết tại xứ người, cũng vẫn 3 người quen thuộc, cha mẹ Trang và Trang, đêm 30 tết, sau khi mẹ Trang cúng ông bà tổ tiên và chuẩn bị một bửa cơm thịnh soạn bao gồm những món quen thuộc như Thịt Kho Tàu, Dưa củ kiệu, Xôi gấc, bánh tét và hàng loạt các món khác mà bà mua từ chợ Việt Nam.
Nhìn bữa ăn thịnh soạn và khá nhiều cho 3 người, Ba Trang bổng nhìn mẹ cô và nói:
“hay là bà nó sang mời anh gì hàng xóm bên nhà bà Jane qua ăn cho vui .?”
Trang giựt mình: “ thôi đừng, bố à, có người lạ con không thích lắm.”
Mẹ Trang mỉm cười hiền từ: “ trông anh ấy cũng hiền, với lại cùng là người Việt mà, ừ thì ăn chung giao thừa cho vui.”
Trước sự đồng ý của ba Mẹ Trang, Trang đành im lặng .
…….
Hồi Thứ 2:
Căn Nhà 749
Thành là một người đàn ông ít nói, dáng người cao to, lực lưỡng. Khuôn mặt anh lầm lì và đầy thẹo. Chỉ có đôi mắt là tinh anh sáng rực, thoang thoảng một nỗi buồn khi ẩn, khi hiện, không che nổi cả một bầu trời tâm sự u ám, dường như hồn một nơi và xác một nẻo.
Anh chỉ trả lời ngắn gọn, xen lẫn những nụ cười nhạt nhòa, trước những câu hỏi xã giao của cha mẹ Trang trong đêm ăn giao thừa.
Thành đi Mỹ theo diện du học quốc gia nghĩa tử trước năm 1975. Cha anh tử trận tại chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972; anh du học được vài năm thì mẹ anh cũng qua đời. Từ đó anh quyết định ở lại luôn tại Mỹ, và coi đất nước này như là một quê hương thứ hai.
Đó là những điều duy nhất mà gia đình Trang biết về anh sau bữa ăn giao thừa thân mật đầm ấm cuối năm của đồng hương tha phương.
… Như thường lệ, Trang vẫn luôn ngồi đánh đàn piano sau nhà, nhưng giờ thì nàng đánh nhẹ nhàng và kín đáo kéo màn che cửa phòng sau mà nhìn thẳng ra công viên.
Thành vẫn ngồi đó mỗi chiều, hút thuốc liên tục, và đôi mắt luôn chăm chú nhìn về một hướng. Trời đã vào thu, gió thổi nhè nhẹ mát dịu, lá bắt đầu chuyển màu, lũ trẻ hàng xóm vào mùa này thường hay ra công viên đùa giỡn, hoặc chơi baseball mãi cho tới khi đèn công viên bật sáng.
Khoãng tám giờ tối, thì Thành lại lên xe rời khỏi công viên. Dường như anh đi đâu đó quanh quẩn thành phố, nên thường mãi đến tận khuya Trang mới nghe tiếng xe dừng, cộng với bước chân nặng nề và chìa khóa lách cách mở cửa của Thành – một lối đi biệt lập mà bà Jane đã dành cho anh.
Vài ngày sau, gia đình Trang chuẩn bị sắp xếp xuống miền nam California để hưởng không khí Tết, và sẳn dịp để bố mẹ nàng thăm một vài người bạn thân. Trước khi đi, Trang chạy vội qua nhà bà Jane để nhờ bà trông chừng nhà như thường lệ.
Trong khi đang trò truyện với bà Jane, thì Thành lái xe về – trên tay cầm hộp hamburger, ly cafe và bọc french fries. Anh gật đầu chào nàng:
“Good Morning, Trang.”
Trang mỉm cười:
“Good morning, anh Thành.”
Rồi Trang tinh nghịch:
“Chắc tối đi chơi khuya với đào, nên sáng sớm đói bụng hả anh?”
Thành tươi cười:
“Ai mà dám đi chơi với một người có khuôn mặt cô hồn như tôi, cô Trang.”
Nói xong, anh bước trở lại xe, lấy 1 ly strawberry milkshake, và trao cho bà Jane:
“Here you go, Jane.”
Bà Jane nhìn Trang như có vẻ phân trần:
“It’s been a long time since I’ve had my favorite milkshake.”
Trang ôm bà Jane và nói tiếp:
“You’re lucky to have such a thoughtful roommate! Well, I had better go help my parents finish packing for the trip. Thanks for watching the house, Jane!”
Nhìn về phía Thành, cô chào:
“Have a nice weekend, anh Thành. My family is going to California for the Tết festival.”
Thành bắt tay cô:
“Have a good trip!”
…. Chiều thứ bảy hôm đó, Thành như thường lệ hút thuốc, ngồi nhìn đăm chiêu về ngôi nhà cách nhà Trang một căn. Khoãng 8 giờ tối, một người phụ nữ da trắng tóc vàng, dáng người tầm thước cân đối, lúi húi cắt tỉa mấy chậu hoa và sửa sang hàng rào gổ xiêu vẹo trước nhà. Thành nhanh chân bước vội về phía sau nhà Trang, chần chờ vài phút, nhìn chăm chăm lão già đang làm việc chung với người phụ nữ. Người đàn ông này có vẻ Trung Đông – khổ người to lớn, bắp thịt cuồn cuộn – đang đóng những thanh sắt để thay thế hàng rào bằng gỗ cũ kỷ.
Khi thấy lão già bước vào nhà, Thành bước thật nhanh đến bắt chuyện với người phụ nữ …
Cuộc đàm thoại mới đầu còn nhỏ tiếng, nhưng càng về sau thì càng giống như một cuộc giằng co cải vả.
Lydia, một người phụ nữ hàng xóm, nhà sát cạnh, nghe tiếng ồn ào, mở cửa và hỏi vọng sang:
“Is everything Ok? Kathryn?”
Kathryn – người phụ nữ đang dằng co với Thành – ngẩng khuôn mặt trắng xanh và điềm đạm trả lời:
“Everything is fine, Lydia. This man just mistook me for someone else.”
Bất thình lình, lão già giúp việc lao ra từ trong nhà. Bàn tay vạm vở lông lá của ông đẩy mạnh Thành ra xa, và gằn giọng:
“Go away! Don’t ever come here again.”
Thành bước giật lùi từ từ ra sau, hai vai nhún và đưa hai tay vẩy vẩy:
“It’s ok, man. I didn’t mean anything. I just made a mistake.”
Thành chạy ngược về phía công viên, lên xe lái thật nhanh. Con đường nhỏ giữa công viên và các dãy nhà bụi tung mịt mù, xen lẫn tiếng thắng xe nghe ken két, dưới ánh đèn đường vàng nhạt.
Trong nhà, Kathryn bước vội vào ngôi nhà to lớn. Lão già giúp việc đóng kín chiếc cổng sắt bên ngoài thật mạnh và đi nhanh một vòng – hai tay vừa đẩy, vừa kéo dãy hàng rào sắt mới làm -dường như muốn kiểm tra lại độ bền của nó.
Xong việc lão già nhanh chân bước vào nhà khóa chặt cửa ra vào và một cánh cửa sắt bọc bên ngoài.
Bên kia đường bà Jane lặng lẻ theo dõi câu chuyện. Thỉnh thoảng bà thở dài, và cuối cùng bà tắt đèn và chuẩn bị đi ngủ.
Quá nữa đêm, Thành mới lái xe về nhà – quần áo và hơi thở đầy mùi rượu. Anh vừa đẩy cửa riêng để vào phòng thì đèn bổng bật sáng. Bà Jane giọng lạnh lùng:
“What’s the matter with you? I saw the scene you caused at house 749 earlier today. What’s going on?”
Thành trả lời thật nhanh:
“Don’t worry about it. I just made a mistake.”
Bà Jane tiếp:
“I’d appreciate it if you wouldn’t get drunk in my home.”
” Yes, Ma’am. ”
Thành bật miệng trả lời thật nhanh, trước khi đóng cửa phòng.
***
Hồi Thứ 3 cho đến hết chuyện sẽ được xuất bản trong tiểu thuyết truyện dài: “Người Khách Lạ (The Stranger)”, by Alain Bảo Phán, vào cuối năm 2019. Thank you for reading! Stay tuned …