Stories

NẾU NGÀY ĐÓ….

Câu chuyện ngắn tôi kể sau đây hoàn toàn dựa trên sự thật, bạn đọc hãy cùng nhau suy nghĩ thật kỹ về hai chữ “Định Mệnh:”

Trên cao nhìn xuống đường phố, từ Thiền Viện Đại Đăng, khung cảnh buổi trưa hè tịch mịch, đâu đó tiếng phong linh vang lên nhè nhẹ, vài bóng khách vãng lai qua lại, ngọn gió lạnh dễ chịu của vùng San Diego làm tôi thiu thiu chợp mắt….

nha su

nha su

…..Được tin Huy, thằng bạn thân hồi còn học tại chức qua Chicago thăm Mai Khanh, Mộng Vân, tôi vội vàng gọi điện thoại hẹn ngày và mua vé câp tốc qua hội ngộ hàn huyên cùng các bạn. Năm đó hình như là năm thứ nhất của chương trình học Master, nên thật ra tôi không bận bịu gì mấy, ngoài những công việc giúp đõ, chấm điểm, và dạy phụ các lớp toán thống kê tại trường, hơn nữa lại nhằm vào hè , nên thời gian cũng thoải mái.

– Tôi, Khanh và Vân cùng đến vào trong những thời điểm năm 1990-1991, và lại cùng giống nhau hoàn cảnh nên rảnh rổi những mùa hè, chúng tôi thường gặp mặt thường xuyên tại Las Vegas hoặc Chicago. Xứ Mỹ lạnh lùng, cuộc sống vô cùng bận rộn, ngoài bà con họ hàng, tôi thật ra có 3 người bạn thân duy nhất là Khanh, Vân và Hằng. Vì vậy được tin Huy qua Chicago, tôi mừng vô cỡ, tôi nhớ mãi thằng bạn khá đẹp trai, hào hoa, lanh lợi, mà cả gia đình tôi và các dì rất quý.
Đến Chicago, được các bạn tôi đón về thành phố của gió “Windy City”, tôi được dịp hàn huyên cùng bạn bè trong những buổi ăn thật đơn sơ và ấm cúng.

Căn phòng hiện tại của chị em Khanh và Vân mướn nằm sát bên trường đại học, nó chật và nhỏ đến nổi mà chỉ cần 2 người đi qua đi lại là đụng vào nhau, vậy mà nó chứa đến 6 người bao gồm: Tôi, Tim, Vân, Khanh, Chúc, và Huy.
Tối đến Huy và tôi được ngủ trên 1 chiếc giường ngủ xếp thành đi văng, đôi bạn hàn huyên và kể biết bao nhiêu chuyện trên trời dưới đầt , kỷ niệm xa gần, tương lai mây khói.
Lúc này vào mùa bóng rổ, Tim ông xã của Vân và Tôi thường chạy qua các quán rượu, để xem, vì thật ra thời này tất cả chúng tôi đều nghèo mạt rệp, ai cũng phải mượn tiền chính phủ Mỹ để đi học, tiền học, tiền ăn, tiền ở, còn chưa đủ, thì lấy gì mà có tiền mua Tivi, nhưng cả 2 đứa Tôi và Tim, không ngại mưa gió lặn lội chạy bộ đến các quán Beer xem trực tiếp Tivi, để không bỏ một buổi tranh tài của đội tuyển Chicago Bull với siêu sao Michael Jordan
Những buổi tối, chúng tôi thưòng tụ họp ăn uống, đánh bài, đùa giỡn, trong cái Apartment nghèo nàn chật hẹp ngày đó.
Có lần Huy hỏi tôi:
“Sao tụi mày đi Mỹ mà nghèo quá vậy..?”
Tôi cứng họng…không biết trả lời ra sao, cứ ấp a ấp úng:
“….Thì thì tụi tao đang đi học mà…”
Mà thật ra cũng đúng, trừ tiền mua vé ra, tôi không phải chi bất cứ gì cả, tất cả đều do Huy bao, ngay cả những bữa ăn tối thịnh soạn với Vân, Khanh, Chúc, Tim, chị Lý, thì cũng là Huy chi và bao thầu…
Có lần đi Shopping trên đại lộ Michigan, Huy có đưa tôi cái Credit Card bảo tôi là cứ việc mua, trố mắt ngạc nhiên vì thật sự tôi không ngờ mới rời xa Việt Nam hơn 5 năm, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy 1 cái Visa có mang nhãn hiệu Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Tôi mỉm cười nói:
“Thôi không cần đâu, Huy…”
Huy nữa đùa nữa thật:
“Phán, mày về Việt Nam làm việc với tao không..?”
Nhìn bạn với đôi mắt cám ơn, vì tôi biết Huy rất lanh lợi và giỏi giang trong công việc làm ăn:” Thôi, để từ từ tao học xong đã..”
…Sau buổi Shopping đó, buổi tối bên ngoài gió thổi mạnh , lại vừa nóng nực, không ngủ được, tôi mới hỏi vọng qua bên kia đầu giường:
“Huy, mày ngủ chưa…”
Tiếng Huy trả lời:
“Chưa, gì đó Phán..”
-“Tao hỏi thật, hiện nay mày có bao nhiêu tiền mặt trong nhà băng..”
Huy thẳng thắn: “ chắc khoãng 100,000$ US dollars..”
“Tao nghĩ như vậy, mày nên ở lại Mỹ, Khanh và mày cưới nhau, Khanh là công dân Mỹ rồi.”
Huy hỏi:” rồi làm gì sống..?”
Tôi trả lời:” mày năm nay mới có 30, Huy hơn tôi 2 tuổi, sinh năm 1965, còn tôi 1967, mày có vốn 100,000$ US ở đây học hành làm ăn, có chuyện gì thì bay về Việt Nam rồi bay qua Mỹ lại, nếu lấy Khanh thì mày cũng là công dân Mỹ mà, chuyện qua lại bay về Việt Nam đâu có khó…”
Huy trầm tư thở dài:” tao thì kêu Khanh về Việt Nam làm việc với tao..nhưng Khanh không chịu…”
Tôi mỉm cười:
“ mày cũng kêu tao về Việt Nam làm việc chung với mày vậy, nhưng tao có chịu đâu..huống hồ gì Khanh..”
Đêm đó 2 đứa bạn thân tâm sự thật nhiều cho đến gần sang về viễn cảnh của ngày mai…

Con Duong Xua Em Di

Con Duong Xua Em Di

Rồi ngày chia tay cũng đến…trước khi về Las Vegas, tôi hỏi Huy 1 lần cuối: “ Mày suy nghĩ thật kỹ đi, ở lại Mỹ, lấy Khanh, có vốn lại còn trẻ lanh lợi như mày lo gì không thành công trên xứ cờ Hoa tự do này….”
Huy mỉm cười:” Để tao tính…”
…..Rồi thời gian trôi qua, tôi bận bịu với bạn bè mới và học hành cùng với công việc, cho tới khoãng vài tháng sau, tôi được tin Huy bị bắt cùng với hàng loạt ông chủ trong những vụ làm ăn tại Việt Nam…
…Tôi bồi hồi, ngồi trong văn phòng suy nghĩ,:”
“Nếu ngày đó Huy nghe lời chúng tôi thì bây giờ đâu phải lâm cảnh như vậy..,
Nếu tôi là Huy tôi sẽ chọn người tôi yêu, hơn là danh lợi tiền tài phù phiếm….nhưng rồi…suy nghĩ thật kỹ…Tôi vẫn là tôi, Huy vẫn là Huy…Bạn tôi có một lối suy nghĩ khác và có một hoàn cảnh khác, và tôi tôn trọng quyết định của Huy…”
Cuộc đời này sẽ mất thú vị nếu chúng ta không có những chữ “nhưng”,”tại vì”, “nếu”,” ước gì”, “phải chi”…. phải không bạn đọc….
Nếu ngày đó Huy nghe lời khuyên của chúng tôi…… Nếu và Nếu…….

…………”Ngủ ngon dữ à….ăn cơm đi con” tiếng thầy tri khách nhẹ nhàng, làm tôi giựt mình, thì ra tôi đã ngủ quên trong cảnh êm đềm đơn sơ thanh tịnh của thiền viện Đại Đăng, nơi không nhiễm bụi trần gian đua đòi, giành giựt..
Tôi đứng dậy nói với nhà sư:
“Dạ đề con đi rửa mặt..”
Thầy dọn cho tôi 1 bữa cơm thật đạm bạc với tàu hủ chiên, khổ qua và 1 chén tương ớt, cây nhà lá vườn…
Tôi đưa mắt nhìn thầy tri khách còn khá trẻ:
“Thầy có tin vào định mệnh không..?”
Nhà sư tri khách nheo mắt tinh nghịch:
“Thế còn con, con có tin vào định mệnh không….???””
Tôi mỉm cười không trả lời thầy, đưa mắt nhìn ngang hàng loạt chậu hoa được cắt tĩa một cách cẩn thận đang nở rộ thật tươi…trong lòng tự nhủ: Hoa nở rồi hoa tàn, xuân đi rồi xuân đến, hạ tới rồi hè qua….

Viết vội vàng đêm Tháng 6 ngày 7 năm 2012
Tác Giả : Bảo Phán (Alain Bao)
Viết tặng mối tình dang dỡ của 2 bạn Mai Khanh và Phan Tấn Huy

——————————————————-

Ngày Đó Năm Xưa, Ngày Này Năm Ấy..

Ngày đó năm xưa, hắn còn là một thư sinh hiếu học ốm yếu, trói gà không chặt, một cậu bé hồn nhiên vô tư lự được hân hạnh sống dưới mái trường “xã hội chủ nghĩa”, hắn mơ nhiều, mộng lắm về tương lai xa xăm mù tịt, trong cái thiên đường mù, mà mọi người dân Miền Nam vào thời đó vẩn còn gà mờ vào chủ thuyết cộng sản, vào những lời nói ru ngủ, luận điệu lừa gạt của hàng loạt loa phát thanh, ngày đêm rên rĩ kêu gào tuyên truyền như dế kêu trong xóm.

 

Alain Bao

Alain Bao

Cho tới một ngày, hắn nhận thấy, gia đình hắn ngày càng túng quẫn, những bữa ăn bình thường cơm rau đạm bạc gạo trắng ngày xưa được thay bằng, những khúc bánh mì cứng có thể ném bể mặt, những hạt bo bo thiếu trước hụt sau, được phát đi mỗi buổi sáng của chính quyền mới.

Không bao lâu, đại gia đình hắn càng xanh xao ốm o gầy mòn, anh chị em hắn trốn về từ những công trình thủy lợi rừng thiêng nước độc, mang theo những đôi mắt mệt mõi u sầu bệnh hoạn.

Và cũng từ đó gia đình hắn quen dần những chuyến viếng thăm đột ngột nữa đêm, bắt anh hỏi chị của công an phường và quận.

Hắn quen dần với bữa cơm nước phở, độn chuối, thân hình ngày càng hắt hiu tiều tụy của Mẹ, vì nỗi lo miếng cơm manh áo gạo tiền trong cuộc sống.

Anh em, bà con, Bạn bè hắn từ tiểu học đến trung học, ai ai cũng tìm mọi cách để vượt khỏi nhà tù lớn , cái nơi được gọi là “yêu nước tức là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội.” câu nói mới thâm độc và hiểm ác chừng nào, mong mõi tìm được tự do, và một cuộc sống nhân bản ấm no hơn ở một phương trời xa lạ, một quê hương mới.

 

Alain Bao

Alain Bao

Ngày này năm nay, chốn lạ lê thân kiếp lưu đày, bao nhiêu năm viễn xứ tha hương hắn không nhớ và chắc là cũng không muốn nhớ đã bao lâu xa xứ, chưa một lần về thăm quê cha đất tổ.

Có một điều lạc quan hơn, cứ mỗi 30 tháng 4, hắn có thêm nhiều bạn cùng chung chí hướng, và cũng trong ngày này hắn gạt bỏ bớt những “bè” cơ hội lợi dụng, ấm thân phì da, áo ấm về làng quên hẵn những gian khổ nhọc nhằn, những ngày tháng chân ướt chân ráo, mặt mày ngơ ngáo khi đặt chân đến khung trời tự do ở một đất nước xa lạ.

39 năm trôi qua, thời gian quá nữa đời người, hắn không còn trẻ nữa, tóc đã điểm bạc, quan niệm, lối nhìn về cuộc sống và con người chắc chắn không giống như ngày đó năm xưa. Hắn trở thành lạnh lùng, ít nói, và cương quyết hơn, cuộc sống bằm dập từ những năm tháng sống với người cộng sản, và kiếp tha phương mưu sinh lăn lộn, phần nào đã giúp hắn trưởng thành, cứng cáp để có những nhận định chính xác ít nhất đối với bản thân về quê hương Việt Nam đọa đày, dân tộc khốn khổ hiện đang lê lết oằn oại sống dưới ngục tù Cộng Sản.

Còn gì nguy hiểm hơn với những kẻ nói một nơi làm một nẻo, những kẻ phù phép thâm độc đày ải, gian ngoa xảo trá âm mưu mua bán thủ tiêu cướp giựt ngay trên chính xương máu của đồng bào đồng loại.

Alain Bao

Alain Bao

Còn gì ghê tởm hơn những kẻ một thời xa xưa năm ấy đã từng là bạn , đã từng oán trách, rên la dưới gông gùm cộng sản, trăm phương ngàn cách để đến được bến bờ tự do, mà ngày này năm nay mặt mày hớn hở trơ trẽn một cách lố bịch tráo trở áo gấm về làng hết lòng ca ngợi những vũ trường, trung tâm du lịch, nhà hàng , khách sạn, khu nhà cao cấp dành cho hơn 3 triệu đảng viên và đám người tằm gửi ăn theo sống một cách vô cảm trước đại đa số sự khổ đau của dân chúng.

39 năm trôi qua như 1 cơn gió thoãng, sóng sau dồn sóng trước, rồi đời hắn cũng qua, cũng “cuốn theo chiều gió” xương phơi xứ người như hàng trăm ngàn người Việt tha hương khác, nhưng chỉ cần một người giữ vững lòng tin, nắm chặt ngọn cờ vàng tự do chính nghĩa, hắn tin chắc một ngày không xa dân tộc và quê hương sẽ thoát khỏi màn đêm đen tối nghèo khổ.

********************************

Đêm sương gió lạnh buốt lòng anh,

Lời hứa ngày xưa, anh có nhớ

Ngày này năm ấy, anh trở lại

Quê hương bừng sáng, hoa hé nụ

Anh nhé, người lữ hành cô độc

Hẹn hoài, hứa mãi mấy nhiêu thu

Em giờ, tượng đá lòng chai lạnh

Anh hỡi, lời hứa năm xưa anh có nhớ !

***********************************

(Nguyễn Phúc) Bảo Phán – Alain Bảo

5 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 2014

Las Vegas, NV, USA

—————-

Tết !

Tối giao thừa Las Vegas thật là lạnh, ngoài khung cửa sổ gió thổi phần phật như muốn đập vỡ những mãnh kính mỏng manh. Nhà vắng vẻ đìu hiu như mọi năm, 23 năm tha phương trên đất khách chưa từng về quê hương, về thăm miền cát trắng Nha Trang, nơi tuổi thơ ấu của tôi hồn nhiên đùa nghịch với những ngọn sóng biển, chân tay đầy cát vì tinh nghịch với những chú còng, chú ốc.

Tiếng em trai tôi ho trên lầu, tự dưng mấy bữa rầy nó bị cảm liên tục…trên bàn ăn là 2 đĩa gà chiên mà mẹ tôi làm sẵn trước khi xuống Cali đón Tết và xem diễn hành, sẵn dịp coi văn nghệ tại chùa Điều Ngự.

Bàn thờ Phật chưng hai bó hoa thật lớn và thật tươi, lung linh dưới ngọn đèn nhỏ…Căn nhà nhỏ chợt cảm thấy thênh thang thừa thải, không một tiếng nói, hoặc một tiếng động. Tôi thì đang ở dưới lầu đọc sách, thỉnh thoãng lại nghe tiếng ho khe khẻ của thằng em trai chen lẫn với tiếng trở mình khó ngủ của nó.

I Need A Beer

I Need A Beer

Trời càng khuya càng lạnh, chợt cơn đói tự nhiên chợt đến…nhìn đồng hồ đẫ gần 11 giờ đêm, tôi khoác vội chiếc áo choàng Hootie, vội ra garage lái vội xe đến tiệm bán bánh mì Lee’ Sandwich….

Ngoài đường xe cộ vẫn đông vẫn vội vả dưới ánh đèn màu muôn vẻ chói lọi của Las Vegas. Đến tiệm bánh mua vội 2 ổ bánh mì đặc biệt và vội quay ra cửa.

Las Vegas quả là một thành phố có một không hai trên thế giới, bạn có thể hầu như mua và ăn bất cứ thứ gì dầu là nữa đêm hay tờ mờ sáng.

Vừa định mở cửa xe thì nghe tiếng rên rĩ của một cụ già người Mỹ Homeless, ngồi cuộn tròn gần một chiếc shopping cart, với hàng đống chai lọ lĩnh kĩnh, cùng nhiều loại mền vá chấp đủ loại quân ngang người.

Ông ta thều thào nhìn về phía tôi và đưa tấm bảng hiệu viết bằng tiếng Mỹ: “Homeless, need a beer.”

Tôi nhướng mày đăm chiêu: “Trời lạnh như thế mà ông lão ngồi chơ vơ như linh hồn tượng đá, không ngõ một lời than van hay xin xỏ gì, mà chỉ đưa bảng hiệu “Homeless, Need a beer.”

Cạnh đó một nhóm thanh niên trẻ cười nói ồn ào có lẽ từ Cali đến, ôm nào là bánh mì, cafe, chè, và chạy vội ra chiếc Van đậu phia bên kia ông lão, có lẽ mang về Hotel để chuẩn bị đón Giao thừa.

Tôi chăm chú nhìn ông lão, rôi buột nói:

“I don’t have a beer” và trao vội ông lão 2 ổ bánh mì nóng:

“Here you go, Happy New Year.”

Không đợi ông lão trả lời, tôi bước vội lên xe và lái thẳng về nhà…Gió thổi từng cơn của sa mạc vỗ vào kính xe, trời hình như bắt đầu u ám và có gió mạnh.

Về nhà, tôi quăng vội chùm chìa khoá lên bàn làm việc, thằng em trai tôi giờ này đã ngủ, tôi xuống sofa đắp mền, và bật máy sưởi tay.

Tôi thầm nghĩ: ” Có lẽ mình cần 1 chai beer “….Gió đêm giao thừa 2013 ở sa mạc càng ngày càng mạnh, ngày mai là mùng 1 năm Quý Tỵ .

Lại một năm phiêu lạc xa xứ.

ALAIN BẢO

02/09/2013

Leave a comment