
Ngôi chùa nhỏ nằm ngay trung tâm của xóm. Bên cạnh là khoảng sân xi măng khá rộng, loang lỗ những vết nứt. Hòa ngồi chồm hổm trên bệ của một bức tượng xây dang dỡ cùng bốn đứa trong xóm. Đội tuyển năm đứa banh mủ thường tụ tập trước sân chùa. Chúng đang xì xào to nhỏ bàn mưu tính kế cho buổi đá độ chiều nay. Với vẻ mặt trịnh trọng,thằng Long hậu vệ lớn nhất trong đám. Nó cất giọng khàn đục bể tiếng như vịt bầu:
– Trận này phải thắng vì độ ngon, đủ cho anh em chầu nước mía và bò bía. Tụi mày phải tập trung tinh thần. Thằng Lê tiền đạo, em của Long ngắt lời :
– Anh cứ lo thủ cho chắc. Hàng trên đã có em và thằng Hòa.
Mấy đứa còn lại gật gù tỏ vẻ đồng ý. Bất chợt Minh con, thằng trắng trẻo nhất trong bọn lớn tiếng hỏi:
– Nhưng banh đâu mà đá ?
Hòa nhìn nó ngạc nhiên:
– Vậy chứ trái banh hôm trước đâu rồi ? Mày mang về nhà cất mà.
– Trái banh đó tét làm hai rồi. Bây giờ phải hùn tiền mua trái mới.
Cả bọn sau khi mỗi đứa vắt óc năn nỉ mượn tiền của người nhà, chúng đã mua được trái banh mới. Trận đá banh diễn ra kịch liệt bên một lề đường đất khá rộng, nằm sát sân vận động Hoa Lư. Dòng người đi xe đạp nhiều hơn xe máy thỉnh thoảng tắc nghẻn vì trái banh văng ra đường. Vài người bị trái banh văng trúng, nghiến răng tức giận chửi đổng:
– Lũ mất dạy ! Con cái nhà ai không biết .
Vài người khác thì bỏ xe, nhảy xuống chạy dí bắt bọn trẻ. Nhưng bao giờ chúng cũng nhanh chân biến mất vào những ngã rẻ của xóm. Chờ khách đi đường bỏ đi, chúng lại trở lại tiếp tục trận bóng. Càng về chiều, khán giả lớn nhỏ trong xóm đổ ra xem càng đông. Bất chợt thằng Tân lớn, nổi tiếng du côn mất dạy nhất xóm tự nhiên vạch quần đái tè tè vào gốc cây bên đường. Phụ nữ đi đường hốt hoảng kêu cứu,la lớn che mặt. Khách đi đường gồm thanh niên đàn ông tức giận ùa nhau chạy bắt thằng Tân. Bọn trẻ thấy vậy cũng sợ hải chạy tan tác vào xóm.
Hòa cũng nhanh chân trốn vào chánh điện nhà chùa nằm sâu trong hẻm. Lát sau, Hòa len lén chun về nhà, đi thẳng vào buồng bà Ngoại. Nó đắp mền kín mít chờ mẹ nó kêu ra ăn cơm.
Cuối tuần hôm đó, Hòa ngoan ngoãn ở nhà học bài. Học xong nó chỉ vẩn vơ trước giàng cây vú sửa nhà bác Năm đầu xóm. Mùa này vú sửa chín mộng. Hòa đứng dưới nhìn lên thèm thuồng.
– Muốn hái vú sửa phải không ? Tiếng chị Thuần nhỏ nhẹ từ hiên nhà.
Hòa đánh trống lãng:
– Vú sửa chín quá trời chị.
Chi Thuần mỉm cười không nói bước vào nhà. Một lát sau chị đem một cái cây thật dài, đầu cây có một bầu tròn như cái rọ. Chị bước ra nhịp nhàng hái hàng chục trái. Hòa cũng bước theo tay cầm chiếc rổ vá, lượm bỏ từng trái vào.
Chị Thuần con gái út của bác Năm, nổi tiếng dễ thương nhất nhì xóm chùa. Chị dong dỏng cao, thân hình phải triển đầy đặn, bộ ngực tràn đầy nhựa sống. Có nhiều lần thằng Quang đầu bò, thuộc loại dê đạo lộ, canh me lúc chị chăm chú cúi lựa vú sửa. Nó mở mắt trừng trừng chăm chăm nhìn vào bộ ngực căng tròn của chị, miệng cứ há hóc ra.
Lần đó Hòa tình cờ bắt gặp, Hòa thản nhiên la lớn:
– Chị Thuận ! Thằng Quang nó đang nhìn vào ngực chị kìa. Chị giựt mình bẻn lẻn, rồi vội vàng đứng lên lấy tay che ngực, vội vả đi vào nhà.
Thằng Quang tức lắm, nó liền ký đầu Hòa mấy cái. Tuy tức lắm thằng Hòa không dám đánh lại, vì thằng Quang lớn tuổi hơn và to con hơn nhiều. Hòa hét ầm lên:
– Chi Thuận ơi. Thằng Quang nó đánh em nè.
Chị Thuần từ trong nhà bước ra xẳng giọng:
– Sao ỷ lớn mà đánh nhỏ vậy. Không biết xấu hổ hả.
Thằng Quang nhe hàm răng cười nham nhở:
– Tại nó nhiều chuyện.
Chị Thuần không nhìn thằng Quang, nắm tay Hòa an ủi:
– Thôi đi chợ với chị. Khi nào chị gặp bác Hai má thằng Quang, chị sẽ méc bác.
Con hẻm đất đỏ chạy ra đường Nguyễn Đình Chiểu, đất đá ngỗn ngang. Chiếc xe đạp Hòa chở chị Thuần cứ nhồi lên rớt xuống vì dốc đứng gập ghềnh. Thỉnh thoảng bộ ngực chị Thuần lại chạm vào lưng Hòa. Một cảm giác là lạ khoái cảm chạy dọc xương sống, thằng Hòa lâng lâng.Nó thầm nghĩ :” ước gì được chở chị Thuần mỗi ngày như vầy.” Ở cái tuổi mới lớn như nó, con gái là một sinh vật vừa hấp dẫn, vừa lạ lùng.
Đêm nay cúp điện sớm. Thời tiết oi bức nóng nực, mọi người trong xóm, ai cũng ra ngồi trước sân ngồi tán dóc. Có nhà thì tụm năm tụm bảy ngồi kể chuyện ma. Có nhà thì tụ họp chung quanh nồi chè nấu hồi chiều. Vài người nôn nóng, tay cầm quạt mo phe phẩy đi ra đi vô lẩm bẩm:
– Không biết hôm nay có mở điện đúng giờ không.
Bên kia building, bà Trường má con Lan Bắc Kỳ vẫn gào thét mắng con:
– Ối giời ơi. Con gái mới nứt mắt mà đã theo giai !!! Bà Trường tay cẩm chổi lông gà quất con Lan liên tục. Cảnh này đã lập đi lập lại nhiều lần. Hàng xóm xem dần cũng quen. Con Lan Bắc Kỳ cũng tỉnh bơ, nó biết mẹ nó chỉ la hét một hồi. Rồi đâu sẽ lại vào đó. Ngày mai cả gia đình lại vui vẻ bên nhau.
Hòa đang tụ tập cùng bọn xóm trên ở cột điện ngã ba sát bên nhà con Lan. Lúc này thằng Nam đang nghêu nghao bài hát : ” Đời tôi cô đơn, nên yêu ai cũng cô đơn. Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành…” Thằng Hòa vừa đập thùng vừa rãi đàn Bolero rất điệu nghệ. Con Lan Bắc kỳ đã lặng lẽ nhập bọn từ lúc nào. Nó chen đẩy thằng Cường ra. Tay giơ lên nói lớn:
– Cho tao hát với.
Thằng Cường ở nhà đối diện nhà Hòa nhã nhặn hỏi:
– Thế mầy hát bài gì.
Con Lan không do dự trả lời ngay:
– Chuyện nàng trinh nữ tên Thi
Thằng Nam lúc này đã hát xong, nữa đùa nữa thật :
– Hay là mày đổi thành “chuyện nàng trinh nữ tên Lan đi?”
Thằng Hòa vổ thùng đàn bạch bạch ba tiếng, rồi ra hiệu con Lan vô nhịp. Thế là bọn trẻ thanh thiếu niên cả nam lẫn nữ quây quần văn nghệ tưng bừng. Tiếng người nói, tiếng chó sủa, tiếng nhạc, tiếng xe chạy hòa lẫn với giọng hát trong đêm tối không đèn. Tất cả tạo ra một khung cảnh giao thời ngộ nghỉnh sau 1975 : giữa tối và sáng, bắc kỳ và nam kỳ.
Pingback: Chương 2: Xóm Chùa (Truyện Ngắn by Alain Bảo Phán) | Alain Bảo·
Pingback: Xóm Chùa – Truyện Dài by Alain Bảo Phán | Alain Bảo·