Ngày đó năm xưa, Ngày này năm ấy .

Ngày đó năm xưa, hắn còn là một thư sinh hiếu học ốm yếu, trói gà không chặt, một cậu bé hồn nhiên vô tư lự được hân hạnh sống dưới mái trường “xã hội chủ nghĩa”, hắn mơ nhiều, mộng lắm về tương lai xa xăm mù tịt, trong cái thiên đường mù, mà mọi người dân Miền Nam vào thời đó vẩn còn gà mờ vào chủ thuyết cộng sản, vào những lời nói ru ngủ, luận điệu lừa gạt của hàng loạt loa phát thanh, ngày đêm rên rĩ kêu gào tuyên truyền như dế kêu trong xóm.

 

Alain Bao

Alain Bao

Cho tới một ngày, hắn nhận thấy, gia đình hắn ngày càng túng quẫn, những bữa ăn bình thường cơm rau đạm bạc gạo trắng ngày xưa được thay bằng, những khúc bánh mì cứng có thể ném bể mặt, những hạt bo bo thiếu trước hụt sau, được phát đi mỗi buổi sáng của chính quyền mới.

Không bao lâu, đại gia đình hắn càng xanh xao ốm o gầy mòn, anh chị em hắn trốn về từ những công trình thủy lợi rừng thiêng nước độc, mang theo những đôi mắt mệt mõi u sầu bệnh hoạn.

Và cũng từ đó gia đình hắn quen dần những chuyến viếng thăm đột ngột nữa đêm, bắt anh hỏi chị của công an phường và quận.

Hắn quen dần với bữa cơm nước phở, độn chuối, thân hình ngày càng hắt hiu tiều tụy của Mẹ, vì nỗi lo miếng cơm manh áo gạo tiền trong cuộc sống.

Anh em, bà con, Bạn bè hắn từ tiểu học đến trung học, ai ai cũng tìm mọi cách để vượt khỏi nhà tù lớn , cái nơi được gọi là “yêu nước tức là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội.” câu nói mới thâm độc và hiểm ác chừng nào, mong mõi tìm được tự do, và một cuộc sống nhân bản ấm no hơn ở một phương trời xa lạ, một quê hương mới.

 

Alain Bao

Alain Bao

Ngày này năm nay, chốn lạ lê thân kiếp lưu đày, bao nhiêu năm viễn xứ tha hương hắn không nhớ và chắc là cũng không muốn nhớ đã bao lâu xa xứ, chưa một lần về thăm quê cha đất tổ.

Có một điều lạc quan hơn, cứ mỗi 30 tháng 4, hắn có thêm nhiều bạn cùng chung chí hướng, và cũng trong ngày này hắn gạt bỏ bớt những “bè” cơ hội lợi dụng, ấm thân phì da, áo ấm về làng quên hẵn những gian khổ nhọc nhằn, những ngày tháng chân ướt chân ráo, mặt mày ngơ ngáo khi đặt chân đến khung trời tự do ở một đất nước xa lạ.

39 năm trôi qua, thời gian quá nữa đời người, hắn không còn trẻ nữa, tóc đã điểm bạc, quan niệm, lối nhìn về cuộc sống và con người chắc chắn không giống như ngày đó năm xưa. Hắn trở thành lạnh lùng, ít nói, và cương quyết hơn, cuộc sống bằm dập từ những năm tháng sống với người cộng sản, và kiếp tha phương mưu sinh lăn lộn, phần nào đã giúp hắn trưởng thành, cứng cáp để có những nhận định chính xác ít nhất đối với bản thân về quê hương Việt Nam đọa đày, dân tộc khốn khổ hiện đang lê lết oằn oại sống dưới ngục tù Cộng Sản.

Còn gì nguy hiểm hơn với những kẻ nói một nơi làm một nẻo, những kẻ phù phép thâm độc đày ải, gian ngoa xảo trá âm mưu mua bán thủ tiêu cướp giựt ngay trên chính xương máu của đồng bào đồng loại.

Alain Bao

Alain Bao

Còn gì ghê tởm hơn những kẻ một thời xa xưa năm ấy đã từng là bạn , đã từng oán trách, rên la dưới gông gùm cộng sản, trăm phương ngàn cách để đến được bến bờ tự do, mà ngày này năm nay mặt mày hớn hở trơ trẽn một cách lố bịch tráo trở áo gấm về làng hết lòng ca ngợi những vũ trường, trung tâm du lịch, nhà hàng , khách sạn, khu nhà cao cấp dành cho hơn 3 triệu đảng viên và đám người tằm gửi ăn theo sống một cách vô cảm trước đại đa số sự khổ đau của dân chúng.

39 năm trôi qua như 1 cơn gió thoãng, sóng sau dồn sóng trước, rồi đời hắn cũng qua, cũng “cuốn theo chiều gió” xương phơi xứ người như hàng trăm ngàn người Việt tha hương khác, nhưng chỉ cần một người giữ vững lòng tin, nắm chặt ngọn cờ vàng tự do chính nghĩa, hắn tin chắc một ngày không xa dân tộc và quê hương sẽ thoát khỏi màn đêm đen tối nghèo khổ.

********************************

Đêm sương gió lạnh buốt lòng anh,

Lời hứa ngày xưa, anh có nhớ

Ngày này năm ấy, anh trở lại

Quê hương bừng sáng, hoa hé nụ

Anh nhé, người lữ hành cô độc

Hẹn hoài, hứa mãi mấy nhiêu thu

Em giờ, tượng đá lòng chai lạnh

Anh hỡi, lời hứa năm xưa anh có nhớ !

***********************************

(Nguyễn Phúc) Bảo Phán – Alain Bảo

5 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 2014

Las Vegas, NV, USA

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s